Tin khác

“Tâm lý tin dùng hàng Việt chuyển biến rõ rệt”

Đó là nhận định của bà Lê Việt Nga – Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước tại Hội nghị Sơ kết tình hình thực hiện cuộc vận động...
Nhiều tín hiệu khởi sắc

Đến thời điểm hiện tại, Cuộc vận động đã triển khai được 6 năm và mang lại những kết quả tích cực khi tâm lý tin dùng hàng Việt đã có những bước tiến bộ đáng kể.

Một trong những điểm nhấn trong việc thực hiện cuộc vận động là loạt hoạt động hỗ trợ sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng Việt và các hoạt động thiết thực để thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu Việt.

Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2015, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ, chú trọng tập trung vào công tác thúc đẩy tiêu thụ một số nông sản có sản lượng lớn, mang tính thời vụ với sản lượng lớn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu. Để giảm áp lực, Bộ Công thương đã chủ động liên hệ với các địa phương nhằm hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản như dưa hấu, hành tím, vải… tại thị trường trong nước.

Hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp vốn trong nước mà của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (tỷ trọng hàng sản xuất tại Việt Nam bán ra tại các cơ sở này đang chiếm khoảng 90%).

Đồng thời, trong nhiều năm qua, Bộ Công thương đã có kế hoạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam để xuất khẩu và phân phối trong toàn hệ thống phân phối của họ cũng như các doanh nghiệp phân phối lớn của nước ngoài đang quan tâm đến thị trường Việt Nam thông qua các giải pháp khác nhau.

Trong đó, làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài đã có đầu tư trong lĩnh vực phân phối như Metro, Big C, AEON, Lotte… yêu cầu có kế hoạch phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài đơn cử với Lotte Mart. Năm 2015, sẽ có 200 sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được Lotte Việt Nam mua với giá trị hàng hóa khoảng 1 triệu USD để đưa sang bán tại Hàn Quốc.

Triển khai hoạt động xúc tiến việc hợp tác với một số doanh nghiệp phân phối lớn của nước ngoài đang quan tâm đến thị trường Việt Nam tham gia thu mua hàng Việt Nam để phân phối trong toàn hệ thống như Wall Mart (Mỹ), Auchan (Pháp), Woolworths…

Mặt khác, Bộ cũng phối hợp với Sứ quán, đồng thời chỉ đạo Thương vụ Việt Nam kết nối với các công ty mẹ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tổ chức các Hội nghị xúc tiến hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Pháp, Đức, Nhật…
kt284722-1.jpg
Hội nghị Sơ kết tình hình thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm 2015
vừa được Bộ Công thương tổ chức sáng 24.7 tại Hà Nội.
Người tiêu dùng Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại đã tồn tại lâu nay. Tại các vùng nông thôn, người dân bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.

Đối phó với thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua quá trình thực hiện Cuộc vận động trong 6 tháng 2015, bà Lê Việt Nga – Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước thẳng thắn thừa nhận, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khiến các sản phẩm được sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng chủng loại, có chất lượng và được hậu thuẫn về quảng bá chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20.4.2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn gặp phải nhiều khó khăn…

Theo đó, trong 6 tháng cuối năm, Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Dự kiến từ 27.9 – 2.10, Bộ Công thương sẽ tổ chức chương trình “Tuần nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên Tự hào hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì kết quả kết nối doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa hàng hóa công nghiệp địa phương.
Ý kiến (0)
TIN MỚI

Chị Lê Hải Yến đã đưa tên tuổi Newday Media trở thành Top...

Chị em Hội quyết tâm xây dựng, phát triển Hội trở thành một...

Chương trình nhằm ghi nhận những đóng góp của các nữ doanh nhân...

BIDV Bỉm Sơn cùng HH Doanh nhân nữ Thanh Hóa đã tham gia...

Đây là hoạt động kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk...